ĐẶC SẢN KHÔ CÁ LÓC MIỀN TÂY

Cung cấp đặc sản Khô cá lóc Miền Tây

Quản lý chất cấm không phải riêng Tổng cục Thủy sản

Tổng cục Thủy sản cho biết trong trường hợp cần thiết sẽ phối hợp với cơ quan công an để điều tra những trường hợp vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, sau vụ cá diêu hồng ở chợ đầu mối thủy sản Bình Điền bị phát hiện nhiễm chất Trifluralin. Quản lý chất cấm cũng là nhiệm vụ của các ngành, chứ không phải của riêng Tổng cục Thủy sản.

TBKTSG Online đã phỏng vấn ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản bên lề hội nghị sơ kết tình hình xuất khẩu cá tra quí 1/2012 diễn ra tại TPHCM sáng 17/4.

Thưa ông, tại sao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) đưa Trifluralin vào trong danh mục chất cấm sử dụng từ năm 2010 nhưng đến giờ lại phát hiện trong cá diêu hồng bán tại chợ đầu mối?

– Ông Nguyễn Huy Điền: Bộ đã ban hành lệnh cấm, nhưng vì lợi nhuận tức thời nên một số hộ nuôi vẫn cố tình sử dụng. Chúng tôi vẫn thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra các đại lý và cửa hàng tại các tỉnh. Thế nhưng khi đi kiểm tra các đại lý thì không bao giờ thấy. Điều này chứng tỏ chất cấm chỉ đi đường lậu, phi chính thức. Có trường hợp nhân viên tiếp thị sản phẩm đeo các túi thuốc đến tận từng nhà, từng hộ nuôi, khi lập đoàn tổ chức vây bắt thì họ cũng nhanh chóng bỏ đi, rất khó bắt tại chỗ.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ NN&PTNT sẽ liên kết với Bộ Công an cùng vào cuộc và xử lý như đối với chất tạo nạc trong chăn nuôi thời gian vừa qua. Theo tôi khi đã phát hiện thì phải xử phạt nặng để tránh tình trạng tái phạm trong tương lai.

Hơn nữa, thực tế việc quản lý các chất cấm, trong đó có Trifluralin cần phải có sự phối hợp của các cán bộ quản lý các ngành chứ không chỉ riêng ngành thủy sản.

Bộ đã biết về thực trạng nhiễm chất cấm trong cá nuôi trồng tiêu thụ nội địa?

-Trước đây chúng tôi chưa phát hiện được trường hợp nhiễm chất cấm. Nhưng để ngăn ngừa và đảm bảo chất lượng thủy hải sản vào thị trường lớn như TPHCM, vừa qua chúng tôi phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TPHCM tổ chức hội nghị về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại hội nghị, đại diện chi cục TPHCM và các tỉnh đưa thủy hải sản vào TPHCM cũng ký cam kết hợp tác tăng cường giám sát quản lý. Chúng tôi đang yêu cầu TPHCM và các địa phương truy xuất nguồn gốc lô sản phẩm nhiễm Trifluralin để xử lý.

Hình thức xử lý đối với lô hàng bị nhiễm Trifluralin như thế nào thưa ông?

– Nếu cá bị nhiễm quá mức cho phép thì phải tiêu hủy. Ở nhiều thị trường có nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Việt Nam hiện đang áp dụng các liều lượng cho phép khác nhau. Việt Nam cũng có tiêu chuẩn riêng, nhưng tóm lại nếu cao hơn mức cho phép sẽ tổ chức tiêu hủy.

Bên lề hội nghị, bà Phạm Thị Thu Hằng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Long, cho biết cá diêu hồng là loại cá nuôi bè. Do vậy việc phát hiện tồn dư chất cấm Trifluralin có thể do nhiễm thụ động từ môi trường xung quanh, đặc biệt là từ hoạt động xúc xả các ao nuôi tôm, vốn thường xuyên sử dụng chất này trong quá trình cải tạo ao nuôi.

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: